1. Uống trà gừng nóng
Theo Lương Y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội đông y Ba Đình thì chúng ta nên cẩn thận với thời tiết mưa nhiều, trời se lạnh. Chỉ cần sơ suất một chút là chúng ta sẽ rất dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là với những người bị các bệnh viêm mũi dị ứng, người già, trẻ nhỏ… Vì vậy, sau khi đi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường lạnh về, chúng ta có thể làm ấm cơ thể bằng một cốc trà gừng nóng. Gừng là loại củ có vị cay, tính ấm nên rất hiệu quả trong việc làm ấm bụng để chống lại cái lạnh bên ngoài và cũng giúp bạn tránh cảm gió.
2. Ăn cháo nóng
Lương Y Bùi Hồng Minh cho biết: "Khi chúng ta đi mưa hay đi từ ngoài trời lạnh về, cơ thể thường bị nhiễm lạnh, lúc này nên ăn một bát cháo nóng, một bát phở nóng hoặc bất kể món ăn nóng nào đó đều có tác dụng làm ấm cơ thể tránh bị cảm lạnh rất tốt". Tuyệt đối không ăn uống đồ lạnh hoặc đứng trước quạt hay vào phòng điều hòa ngay vì rất dễ "lạnh càng thêm lạnh" khiến nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao.
3. Ăn tỏi
Tỏi có mùi hơi khó chịu nên nhiều người không thích ăn. Tuy nhiên, tỏi lại là thực phẩm rất có tác dụng trong việc làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Những ngày lạnh nếu cho vào món ăn một chút tỏi sẽ tăng cường vị ngon, dậy mùi mà giúp phòng bệnh hiệu quả.
Tỏi tăng cường hệ thống miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, đặc tính chống oxy hóa của tỏi cũng giúp cơ thể chống lại cảm lạnh, ho và nhiễm trùng...
Tỏi cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng đường hô hấp và thậm chí có thể chữa viêm phế quản mãn tính. Tinh dầu trong tỏi làm giảm tình trạng nghẹt mũi và mở rộng đường hô hấp.
4. Uống nước chanh tươi mật ong
Mặt khác, Lương Y Bùi Hồng Minh cho biết, chúng ta có thể dùng nước chanh tươi mật ong để phòng tránh ho cho những ngày se lạnh. Chanh tươi và mật ong là 2 loại thực phẩm phòng và chống ho khan, ho có đờm hiệu quả - bệnh dễ bị khi trời lạnh, nhất là ở trẻ em. Bạn chỉ cần pha nước chanh ấm rồi cho thêm một thìa nhỏ mật ong vào, khuấy đều lên là có một loại nước ấm làm cho cơ thể khá tốt.
Bởi mật ong là thực phẩm cực kỳ hữu ích trong mùa đông lạnh nên dùng mật ong trộn chanh trong nước ấm uống mỗi ngày sẽ góp phần tăng miễn dịch, chữa đau họng hiệu quả.
Không giống như thuốc tân dược, các phương pháp trị ho từ dân gian cực kỳ an toàn và hiệu quả. Thế nhưng, thuốc Đông Y khiến nhiều người có chút e ngại vì mất thời gian. Gần đây, công nghệ bào chế hiện đại đã giúp thuốc Đông Y có những cải tiến vượt bậc so với trước đây. Hơn nữa, vấn nạn kháng sinh toàn cầu cùng những tác dụng phụ của thuốc tân dược đã khiến giới y khoa cũng như bệnh nhân quan tâm nhiều hơn đến các loại thuốc nam nói riêng, cũng như thuốc có nguồn gốc thảo dược nói chung.
"Bổ phế chỉ khái lộ" - bài thuốc dân gian bí truyền trị ho hiệu quả nay đã được bào chế thành công với hai dạng: siro và viên ngậm rất tiện lợi. Ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của ho cảm, ho gió, ho khan, ho do thay đổi thời tiết và các chứng ho do viêm họng, viêm phế quản… bạn có thể sử dụng ngay thuốc ho bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ để chấm dứt những cơn ho khó chịu.
5. Tắm nước ấm
Theo Lương Y Bùi Hồng Minh, gặp thời tiết mưa phùn, cơ thể của chúng ta nếu bị dính nước, ngấm nước mưa sẽ lạnh và nhớp nháp rất khó chịu. Tốt nhất, sau khi về nhà, bạn nên tắm nước ấm vừa để giúp cơ thể ấm lên, vừa để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh theo nước mưa bám vào người.
Hoặc chúng ta có thể ngâm chân nước nóng bởi đây là một phương pháp "lợi trong lợi ngoài". Nó giúp chúng ta phục hồi nguyên khí vào mùa đông, giải trừ cảm giác say nắng vào mùa hè, giúp nhuận tràng vào mùa thu và làm ấm cơ thể vào mùa đông. Bởi dưới lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo và mạch máu. Ngâm chân nước nóng sẽ giúp lưu thông máu, cơ thể được khỏe mạnh và làm ấm cơ thể vào mùa đông rất tốt, đặc biệt cho những người già.