Thực đơn hợp lý cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
Trẻ từ 2-7 tuổi cần cung cấp từ 1.000 – 1.400 kcal mỗi ngày. Thức ăn hàng ngày của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất và chất xơ. Trong đó:
– Chất bột đường có nhiều trong các loại ngũ cốc, trái cây và rau củ.
– Protein có nhiều trong các loại trứng, sữa, thịt, cá…
– Chất béo trong các loại thực phẩm như cá, thịt gia cầm, các loại hạt, bơ đậu phộng, bơ và dầu thực vật.
– Vitamin – khoáng chất và chất xơ có nhiều trong các loại rau – củ – quả.
Các loại thực phẩm cần thiết bổ sung dưỡng chất hằng ngày cho trẻ.
Tùy theo lứa tuổi của trẻ, nhu cầu về dinh dưỡng hằng ngày sẽ thay đổi theo bảng sau:
Nhóm tuổi |
Nhu cầu chất bột đường
(gam/ngày) |
Nhu cầu protein
(gam/ngày) |
Nhu cầu chất béo
(gam/ngày) |
Nhu cầu chất xơ
(gam/ngày) |
Trẻ từ 0 – 5 tháng tuổi |
75 – 90 |
11 |
22 – 37 |
– |
Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi |
85 – 100 |
18 |
20 – 29 |
– |
Trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi |
95 – 110 |
20 |
22 – 31 |
– |
Trẻ từ 1 – 2 tuổi |
135 – 150 |
20 |
31 – 44 |
19 |
Trẻ từ 3 – 5 tuổi |
175 – 200 |
25 |
34 – 51 |
20 – 21 |
Trẻ từ 6 – 7 tuổi |
200 – 230 |
33 |
32 – 52 |
22 – 25 |
Ngoài việc tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng kể trên, trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi cũng cần uống 2 cốc sữa (khoảng 200ml) mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất và các thành tố quan trọng khác như vitamin, khoáng chất và lợi khuẩn, để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hấp thu tốt các dưỡng chất, giúp bé mau tăng cân, tăng chiều cao và hồi phục thể trạng.
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng.
Con phát triển khỏe mạnh là điều tuyệt vời nhất của cha mẹ.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng, thực đơn dinh dưỡng cần bổ sung đúng, đủ các thành phần dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như cải thiện khả năng hấp thu như protein (đạm whey), probiotics, các axit amin thiết yếu, chất xơ, canxi và vitamin… giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh.
– Khi nấu ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần tăng lượng dầu mỡ vì nhóm chất béo (dầu, mỡ) chính là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho trẻ. Nên bổ sung dầu cá hồi, dầu thực vật… vào món ăn cho trẻ. Ngoài ra, dầu mỡ cũng chính là môi trường hòa tan giúp trẻ hấp thụ các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.
– Tăng cường bổ sung dinh dưỡng ở mức cao. Để giúp trẻ đỡ chán ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác. Sau bữa ăn chính, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm bữa phụ như uống thêm sữa, ăn sữa chua, ăn trái cây… để cung cấp thêm chất dinh dưỡng và đỡ chán ăn. Tuy nhiên, mẹ nên để trẻ ăn vừa sức, không nên ép khi trẻ đã chán, vì có thể khiến trẻ sợ ăn và biếng ăn về sau.
– Khẩu phần ăn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: Chất bột, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất. Trẻ cần được cho ăn cả phần xác thức ăn (cái) chứ không chỉ hầm lấy nước và phải đa dạng thực phẩm cho các bữa ăn.
– Luôn giữ cho trẻ tâm lý thoải mái nhất khi ăn. Những âu yếm, khích lệ, chuyện trò, nô đùa của người thân sẽ tạo nên sự hào hứng cho trẻ khi ăn.
– Mẹ cũng cần lưu ý trong sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa có chứa nhiều năng lượng cùng với các vitamin và khoáng chất cần thiết, nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ.