Con sẽ xây dựng được một vốn từ vựng phong phú thông qua những câu chuyện mà con được nghe. Vì vốn từ vựng là điều kiện tiên quyết giúp con phát triển tốt khả năng ngôn ngữ. Con sẽ học được cách diễn đạt suy nghĩ, mong muốn hay ý kiến một cách tốt hơn, rõ ràng hơn. Đồng thời, trong quá trình tương tác với sách, con sẽ dần trở nên quen thuộc cách các chữ cái được sắp xếp như thế nào, các con chữ trông ra làm sao hay cách đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới cứ. Những điều này được lặp lại hàng ngày sẽ giúp cho cách con học đọc, học viết sau này dễ dàng hơn.
2. Giáo dục con cái thông qua những câu chuyện
Lứa tuổi mầm non đang là giai đoạn con học hành vi, nhận biết và gọi tên cảm xúc, vậy nên những câu chuyện sẽ trở thành công cụ hữu hiệu cho các bậc cha mẹ ở thời kì này. Thông qua những câu chuyện kể, những bài học từ các nhân vật ở trong truyện khiến con dễ dàng chấp nhận những lời dạy bảo từ người lớn hơn là cách chúng ta chỉ thẳng vào con và yêu cầu con làm A, không làm B bằng các lí do C, D gì đó.
Thay vì ra lệnh, khiển trách con cái, ba mẹ chỉ cần nhẹ nhàng “Con có nhớ bạn Tùng trong câu chuyện mình đọc tối qua không? Bạn vừa không biết xếp hàng chờ tới lượt, vừa chen lấn, xô đẩy người khác và kết quả thế nào ấy nhỉ? Mình nên thực hiện hành vi văn minh là xếp hàng con nhỉ!”
Sự tập trung trong giai đoạn mầm non cũng là tiền đề cho sự tập trung học tập sau này của con ở các cấp học khác. Do đó, bằng cách kể những câu chuyện hấp dẫn cho các bé, giúp con hứng thú và theo sát diễn biến trong câu chuyện là cách tốt nhất mà cha mẹ giúp con rèn luyện khả năng tập trung. Bên cạnh đó, khi mở từng trang sách, hãy đặt ra những câu hỏi gợi mở để giúp con chủ động, tích cực tham gia. Nó vừa giúp con thích thú với thời gian nghe kể chuyện, khơi gợi được sự tò mò, vừa giúp con xây dựng thói quen nói lên suy nghĩ trong mình, là nền tảng cho việc học chủ động và khả năng sáng tạo trong tương lai
Như chúng tôi đã đề cập phía trên “Thói quen tốt thì cần được xây dựng càng sớm càng tốt” và phải thực hiện một cách đều đặn vậy nên khi bạn cùng con xây dựng được thói quen này từ lứa tuổi mẫu giáo thì con bạn sẽ mang nó bền vững đến khi trưởng thành. Và hãy hình dung, mỗi trang sách được mở ra là cả một chân trời tri thức mới mẻ được hiện ra và mỗi ngày con sẽ học được một bài học mới, vậy thì tương lai thú vị như thế nào đang chờ con?!
Khi đọc sách cho con cũng là khoảng thời gian giúp cha mẹ gần gũi, gắn kết sợi dây tình cảm với con hơn. Cuộc sống thường nhật bận rộn khiến cha mẹ nhiều lúc không có đủ thời gian để trò chuyện, chơi đùa cùng con. Vậy thì hãy dành ra mỗi ngày chỉ 15 phút thôi trước khi đi ngủ, để con nằm/ ngồi trong lòng ba mẹ và kể cho con nghe những mẫu chuyện nhẹ nhàng. đây sẽ là khoảng thời gian nhỏ bình yên cho cả người lớn lẫn các bé: cha mẹ sẽ quên đi những ưu tư cuộc sống mà nhẹ nhàng cùng con bước vào từng câu chuyện, còn con sẽ cảm nhận được tình thương yêu, sự quan tâm từ cha mẹ trong thời gian ngắn ngủi mà chất lượng này. Phút giây thư giãn giúp cả nhà đi vào giấc ngủ được ngon hơn, tiếp thêm năng lượng cho ngày mai.
Thực tế hiện nay cho thấy trẻ nhỏ và thanh thiếu niên dành rất nhiều thời gian cho tivi, smartphone, ipad, thậm chí là nghiện thiết bị điện tử thông minh gây ra quá nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trầm trọng tới cả thể chất lẫn tinh thần của chúng. Nên khi con có thói quen đọc sách sẽ giúp con bận rộn với những thế giới trong sách mở ra, những hoạt động thú vị mà sách mang lại giúp con dời xa được tivi và smartphone.
Đây chỉ là một phần nhỏ kiến thức mà cha mẹ nên biết trong quá trình dạy con nên người. Đọc đến đây sẽ có nhiều phụ huynh tiếp tục băn khoăn về các vấn đề như: Đọc sách gì cho con ở từng giai đoạn? Hay đọc như thế nào để con hứng thú?
Các phụ huynh hãy yên tâm vì chúng tôi sẽ có một bài viết khác để có thể giúp phụ huynh giải tỏa được những băn khoăn này!
Hiện nay tại Neverland có các chương trình giảng dạy cho các bé trong độ tuổi từ 12 tháng tuổi – 6 tuổi. Nhờ sự đồng hành từ các cô giáo trong quá trình giảng dạy và chương trình giáo dục: “Lấy các con làm trọng tâm” Chúng tối hy vọng sẽ gần gũi và hiểu được tâm sinh lí các con để tương tác với các con khi ở trường.
Từ đó có những tư vấn kịp thời hỗ trợ phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con tại gia đình, tạo sự nhất quán trong phương pháp giáo dục . Nhằm tạo cho các con những điều kiện phát triển tốt nhất