Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.
Cách người giáo viên phải dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hàng ngày đóng tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Bởi đối với trẻ mầm non, các cô giáo ở trường như những người mẹ thứ hai của trẻ, là khuôn mẫu, là chuẩn mực để trẻ bắt chước.
Những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ.Ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình. Nắm được sự quan trọng này Hanoi Academy luôn tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.
Tạo môi trường giao tiếp
- Môi trường giao tiếp và sự tác động của người lớn rất quan trọng với sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ.Tạo môi trường dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời.Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non mỗi giáo viên luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn.
- Đối với những em còn nhút nhát, ít nói, chưa mạnh dạn thì các cô cần phân cho các em vào nhóm trẻ mạnh dạn hơn. Nói chuyện với các em nhiều hơn đồng thời cũng để các em có thể chia sẻ những suy nghĩ của chính bản thân trẻ. Trong quá trình luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh các cô cần thay đổi ngữ điệu, giọng nói cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Trên lớp các cô giáo nên gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ xưng tên và gọi tên người khác khi giao tiếp.
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua ngôn ngữ cơ thể
- Ngôn ngữ cơ thể giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động giao tiếp của giáo viên sư phạm mầm non với trẻ nhỏ bởi họ thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc các bé qua từng bữa ăn giấc ngủ. Theo đó, năng lực biểu cảm qua nét mặt của giáo viên góp phần lớn vào hiệu quả giao tiếp. Xét vào thực tế sư phạm mầm non, giáo viên có nét mặt dịu hiền, cởi mở, vui tươi thường đem lại bầu không khí tâm lý tốt, tạo cảm giác an toàn cho bé. Ngược lại, giáo viên có nét mặt kém vui, căng thẳng, nghiêm khắc thường tạo ra bầu không khí nặng nề, khiến trẻ nhỏ cảm thấy xa cách, không dám gần gũi, thân thiện.
- Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự nhiên, do đó mà trẻ khi giao tiếp sẽ có lúc nói sai, các cô không nên sửa sai hoặc la rầy, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác không tự tin, sợ nói.
- Do vậy muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non nên thông qua trò chơi sắm vai để dạy trẻ như: trò chơi bán hàng, bác sĩ và gia đình…Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cô và của bạn. Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, các cô không nên dùng ngôn ngữ sai khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ đề nghị, vỗ về trẻ.
- Các cô thường xuyên dỗ dành, vỗ về, cúi người xuống hoặc ngồi xuống để kéo trẻ lại gần và mắt ngang tầm mắt trẻ trong khi nói chuyện vừa giúp thỏa mãn nhu cầu được quan tâm, được yêu thương của trẻ trong giai đoạn mầm non đồng thời tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên với trẻ.
Cho trẻ thực hành
- Trong lớp học nên sử dụng các đồ dùng học tập, đồ chơi để làm phương tiện phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ: giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, các điệu bộ khi chơi,…) Cùng trẻ chơi những trò chơi dân gian, đọc các bài thơ, bài đồng dao…nhằm tạo sự thân thiết giữa cô và trẻ.
- Tập cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng trang lứa và mọi người xung quanh để rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tính cởi mở khi giao tiếp. Các cô có thể cho các trẻ đóng vai những nhân vật mà các em yêu thích thông qua các vở kịch ý nghĩa. Vừa có thể giúp trẻ giao tiếp mạnh dạn hơn vừa có thể giúp trẻ học được những thông điệp ý nghĩa qua các vở kịch.