Trang bị kỹ năng sống cho trẻ mầm non là điều vô cùng cần thiết giúp bé dễ dàng đối phó với những tình huống bất lợi một cách dễ dàng. Nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện lạ hay nghi ngờ con gặp phải bạn xấu bắt nạt, trước hết bạn nên lắng nghe và tâm sự với con để tìm ra nguyên nhân và sự thật rồi hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ khi rơi vào trường hợp trên.
Bởi bạn bè là một trong những nguyên tố có tác động rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay. Vì thế bố mẹ rất cần để trẻ tự lập và dạy trẻ kỹ năng sống để trẻ có thể dễ dàng nhận biết được bạn bè xung quanh và có cách ứng xử cho phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non.
Ngay từ xưa dân gian đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng!”. Sự phát triển của trẻ theo hướng tích cực hay tiêu cực chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phía bạn bè ở lớp, ở nhà. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không thể quan sát con mình mọi nơi mọi lúc để kịp thời chỉ dẫn cho con những điều sai đúng. Vì thế, hãy dành thời gian để quan tâm, chia sẻ cùng con và tập rèn luyện kỹ năng sống đối phó với những bạn bè chưa tốt.
NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ KHI GẶP PHẢI BẠN XẤU
Nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện lạ hay nghi ngờ con gặp phải bạn xấu bắt nạt, trước hết bạn nên lắng nghe và tâm sự với con để tìm ra nguyên nhân và sự thật rồi hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ khi rơi vào trường hợp trên.
Nếu là bạn xấu bắt nạt, bố mẹ nhắc con cảnh giác khi chơi với bạn và có những hành vi ứng xử phù hợp nếu bạn vẫn còn tiếp tục bắt nạt trong những lần tiếp theo. Trong trường hợp con bị ảnh hưởng từ bạn xấu những hành vi, lời nói chưa hay, chưa đẹp, phụ huynh hãy phân tích cho con hiểu vì sao không nên dùng những hành động, lời nói ấy hay tác hại của nó đối với người khác. Cũng có thể dạy trẻ nói lại với bạn xấu về điều này, để bạn cũng từ bỏ.
Việc trang bị cho con cách tự mình ứng phó với mọi tình huống bất ngờ xảy ra là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp trẻ được biết về kỹ năng sống cho trẻ tiểu học khi rời bậc mầm non.
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI DẠY TRẺ ỨNG PHÓ VỚI BẠN XẤU
Một vài điều lưu ý khi bố mẹ dạy kỹ năng sống về việc ứng phó với bạn xấu cho trẻ:
- Áp đặt: Không nên có khuynh hướng áp đặt suy nghĩ của mình đối với trẻ, luôn nghĩ mình làm đúng mà không nghe lời giải thích của trẻ.
- Tuyệt đối không dạy trẻ bằng hành vi bạo lực: Trẻ em có thể cảm thấy xấu hổ khi phải khóc lóc hoặc để bạn bắt nạt, vì thế đôi khi trẻ sẽ có những suy nghĩ chưa đúng hoặc mong muốn được “trả đũa” bạn xấu. Điều này rất nguy hiểm, vì bạo lực đáp trả bạo lực sẽ gây ra thêm nhiều rắc rối khó có thể lường trước được. Hãy dạy trẻ điều chỉnh hành vi theo hướng ôn hòa, tích cực.
Ngoài ra, bạn cũng nên dạy con cách giao kết với bạn bè và những kỹ năng sống cho trẻ em. Bố mẹ hãy giúp trẻ quan sát và phân biệt những người bạn tốt và chưa tốt, hay sắp xếp buổi gặp mặt của các phụ huynh với nhau để xây dựng tình bạn cho các con.
Hãy trang bị cho con của mình những kiến thức cơ bản về tự lập bằng cách tham gia các lớp học kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non chất lượng. Đây là cách dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ cơ bản nhất và hiệu quả nhất mà các nước Phương Tây thường áp dụng và đang dần hình thành phát triển ở các trường mầm non quốc tế ở Việt Nam.
Việc cho con mình học kỹ năng sống để đối phó với các bạn xấu nói riêng và xử lý các tình huống khác nói chung là một việc hết sức cần thiết cho trẻ.
NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TIỂU HỌC KHI ỨNG PHÓ VỚI BẠN XẤU
Việc trang bị kiến thức về kỹ năng sống cho trẻ tiểu học khi ứng phó với bạn xấu thường được áp dụng ngay từ khi trẻ còn học ở khối mầm non nhằm giúp trẻ lường trước được các tình huống và có thể ứng phó một cách đơn giản.