1. Đau mắt đỏ: Khái niệm và phân loại
1.1. Khái niệm bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Đau mắt đỏ là bệnh lý xuất hiện khi lòng trắng hay còn gọi là kết mạc, bị viêm. Bệnh lý này khởi phát chủ yếu do 3 nguyên nhân sau: Kích ứng hóa chất, dị ứng và vi khuẩn/vi rút. Đau mắt đỏ được đánh giá là một bệnh lý lành tính. Mặc dù vậy, đau mắt đỏ không được điều trị dứt điểm, vẫn có khả năng biến chứng. Các biến chứng đau mắt đỏ chúng ta có là: Viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm giác mạc sợi, sưng viêm túi lệ,…. Những biến chứng này làm trẻ bị quặm mi, khô mắt, sẹo giác mạc và suy giảm thị lực.
Khi lòng trắng bị viêm, sự tồn tại của bệnh đau mắt đỏ được xác định
1.2. Phân loại bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Nguyên ngân gây bệnh là tiêu chí phân loại đau mắt đỏ. Theo đó, đau mắt đỏ có: Đau mắt đỏ do vi rút, đau mắt đỏ do vi khuẩn, đau mắt đỏ do dị ứng.
1.2.1. Đau mắt đỏ do vi rút
Có 2 thể đau mắt đỏ do vi rút là: Đau mắt đỏ u mềm lây lan và đau mắt đỏ thể mi do virus Herpes Simplex.
– Đau mắt đỏ u mềm lây lan: Đau mắt đỏ thể này có thể gây tổn thương một hoặc cả hai mắt. Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ u mềm lây lan là mắt trẻ đỏ, có mủ; mí mắt trẻ xuất hiện các u nhỏ, tròn, màu trắng.
– Đau mắt đỏ thể mi do virus Herpes Simplex: Đau mắt đỏ thể này có dấu hiệu nhận biết là một mắt có bọng rộp xung quanh mí trên, mí dưới và một mắt đỏ, đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng.
1.2.2. Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Tương tự đau mắt đỏ do vi rút, đau mắt đỏ do vi khuẩn không chỉ có 1 mà có tới 4 thể: Đau mắt đỏ cấp tính do vi khuẩn, đau mắt đỏ mạn tính do vi khuẩn, đau mắt đỏ do cầu khuẩn và đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia.
– Đau mắt đỏ cấp tính do vi khuẩn: Trong hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ cấp tính do vi khuẩn đã được ghi nhận, chỉ một mắt, trái hoặc phải của trẻ chịu tác động. Theo đó, trong khi một mắt hoàn toàn bình thường, mắt còn lại của trẻ sưng, đau, có mủ, có cảm giác cộm như tồn tại dị vật lọt vào mắt. Sự sưng và có mủ này có cấp độ lớn hơn so với sự sưng và có mủ phát sinh do các thể đau mắt khác. Chính vì vậy, trẻ còn có thể gặp phải tình trạng 2 mí mắt dính chặt vào nhau mỗi sáng thức dậy.
– Đau mắt đỏ mạn tính do vi khuẩn: Có khởi nguyên là tình trạng nhiễm trùng bờ mí mắt do vi khuẩn. Khi bị đau mắt đỏ mạn tính do vi khuẩn, trẻ thường đau mí mắt kèm chảy mủ nhưng không nhiều đồng thời mắt có thể đỏ hoặc không.
– Đau mắt đo do cầu khuẩn: Vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đau mắt đỏ do cầu khuẩn có thể được nhận biết bằng những dấu hiệu sau: Mí mắt sưng to, chảy mủ nhiều; nhiều trường hợp thậm chí còn loét giác mạc.
– Đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia: Tương tự đau mắt đỏ do cầu khuẩn, đối tượng dễ bị đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia nhất là trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh có thể bị đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia
1.2.3. Đau mắt đỏ do dị ứng
Đau mắt đỏ do dị ứng chỉ xuất hiện ở một số trẻ nhất định. Cụ thể, những trẻ có nguy cơ cao bị đau mắt đỏ do dị ứng là trẻ mắc bệnh hen phế quản, bệnh chàm và những trẻ bị dị ứng kéo dài. Khi bị đau mắt đỏ do dị ứng, trẻ thường có các biểu hiện sau: Mắt ngứa ngáy dai dẳng, có mủ đặc quánh và nhạy cảm với ánh sáng kèm suy giảm thị lực, đổi màu mắt
2. Đau mắt đỏ: Điều trị và dự phòng
2.1. Điều trị
Mỗi loại đau mắt đỏ có một phương pháp điều trị phù hợp riêng biệt. Trong đó, đau mắt đỏ do virus (đau mắt đỏ u mềm lây lan, đau mắt đỏ thể mi do virus Herpes Simplex) có thể tự khỏi trong 3 – 5 ngày đối với trường hợp nhẹ và 7 – 10 ngày đối với trường hợp nặng mà không cần can thiệp y tế. Còn đau mắt đỏ do vi khuẩn và đau mắt đỏ do dị ứng, nếu trẻ không điều trị tích cực, bệnh có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng và biến chứng. Vậy, điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn và đau mắt đỏ do dị ứng thể nào là tích cực?
Bố mẹ tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng để điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn và đau mắt đỏ do dị ứng cho trẻ mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Mắt uy tín gần nhất để trẻ được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định dùng các thuốc uống/bôi/nhỏ phù hợp. Theo đó:
– Nếu trẻ đau mắt đỏ do vi khuẩn: Trẻ sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh uống hoặc bôi Histamin.
– Nếu trẻ đau mắt đỏ do dị ứng: Trẻ sẽ được chỉ định thuốc kiểm soát phản ứng dị ứng uống hoặc nhỏ kèm nước mắt nhân tạo (nước mắt nhân tạo có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh.)
Trẻ có dấu hiệu đau mắt đỏ cần được điều trị với chuyên gia nhãn khoa
2.2. Dự phòng
Để dự phòng đau mắt đỏ cho trẻ, bố mẹ cần: Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng các sản phẩm khử khuẩn, không dùng tay dụi mắt. Không cho trẻ sử dụng chung đồ đạc sinh hoạt với người khác, đặc biệt là với người đau mắt đỏ. Giữ gìn vệ sinh không gian sống và đồ đạc sinh hoạt như: Khăn mặt, khăn tắm, vỏ gối, chăn, ga, màn,… của gia định nói chung và của trẻ nói riêng.