1. Bệnh tiêu chảy Rota là gì?
Bệnh tiêu chảy Rota hay còn được gọi là bệnh tiêu chảy cấp do Rota Virus gây ra các triệu chứng đi ngoài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là bệnh thường gặp phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Virus Rota là chủng virus có cấu tạo dạng vòng và được phân loại thành các nhóm A, B, C, D, E, F, G. Trong nhóm này thì chủng A, B, C là 3 chủng có tỷ lệ gây bệnh cao ở người. Đặc biệt là virut Rota nhóm A gây bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ em.
Bệnh tiêu chảy Rota là gì?
Theo nghiên cứu thống kê, hàng năm có khoảng 125 triệu trẻ em mắc bệnh tiêu chảy Rota. Hầu hết là những trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là tỷ lệ phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ sơ sinh thường có nguy cơ chuyển nặng hơn do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và sức để kháng yếu.
Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới ẩm là cơ hội cho các loại virus phát triển và gây bệnh. Chính vì thế, bệnh tiêu chảy Rota là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em chỉ xếp sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính. Hàng năm có khoảng 5% - 8% số lượng trẻ em tử vong do bệnh tiêu chảy cấp Rota virus này.
Thông thường đối với khu vực miền Nam của nước ta thì triệu chứng bệnh tiêu chảy do Rota thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 9 do thời tiết nóng và ẩm. Còn đối với các tỉnh miền Bắc thì các trẻ thường dễ mắc bệnh tiêu chảy Rota vào mùa xuân - hè.
2. Triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy Rota
-
Nôn mửa là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy Rota. Triệu chứng này thường xuất hiện trong vòng từ 6 - 24 giờ trước khi triệu chứng tiêu chảy xuất hiện. Tình trạng nôn mửa sẽ giảm dần khi tiêu chảy xuất hiện.Các triệu chứng nhận biết bệnh tiêu chảy do virut Rota
-
-
Tiêu chảy: trẻ đi phân lỏng nhiều nước thường có màu xanh và chứa nhầy nhớt dễ nhận biết. Đối với trẻ sơ sinh thường đi ngoài phân lỏng khoảng 20 lần/ngày và đối với trẻ từ 1 - 5 tuổi thường đi trên 10 lần trong ngày.
-
Cơ thể mất nước thường khiến cho trẻ khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô,… Khi nhận thấy các dấu hiệu này, bố mẹ cần bổ sung nước ngày cho trẻ để bù lại lượng nước đã mất do đi ngoài. Nên bổ sung nước khoáng hoặc nước có chứa thành phần muối dành cho trẻ bị tiêu chảy để tránh dẫn đến tình trạng mất nước, mất muối dễ gây tử vong nếu không được bù nước kịp lúc.
-
Trẻ thường quấy khóc, khó chịu, mệt lã, ăn uống kém, mệt mỏi,…
-
Dấu hiệu kèm theo có thể xuất hiện sau tiêu chảy là sốt cao, ho, sổ mũi,…
3. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy Rota
-
Đối với trẻ sơ sinh bú bình thì nguyên nhân gây tiêu chảy Rota cấp thường do bình sữa không đảm bảo vệ sinh, nhiễm khuẩn từ môi trường. Vì vậy so với trẻ bú mẹ thì trẻ bú bình thường có nguy cơ mắc tiêu chảy Rota cao hơn.
-
Thực phẩm không được bảo quản đúng cách sau khi chế biến cũng như tình trạng đun lại thức ăn nhiều lần cũng khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ dễ bị virus Rota tấn công.
-
Thức ăn bị ô nhiễm trong quá trình chế biến đặc biệt là đối với các món thịt tươi sống như thịt bò, thịt heo, cá.
-
Virus Rota có khả năng sinh trưởng mạnh trong môi trường nước nên khi nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm và nước chưa đun sôi hoặc để lâu khi trẻ uống sẽ dễ mắc bệnh. Đối với những gia đình sử dụng máy lọc nước trực tiếp từ nguồn nước cũng cần đảm bảo đun sôi trước khi cho con sử dụng.
-
Virus Rota có thể truyền nhiễm từ dụng cụ hoặc tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh trước đó.
-
Trẻ có thói quen đưa tay vào miệng khi chơi đùa hoặc khi ăn và trong đó có thể chứa virus Rota vì thế cần tập thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn cho trẻ.
4. Cách điều trị tiêu chảy do Rotavirus
Trong giai đoạn đầu, người nhà cần cho trẻ bổ sung nhiều nước, chất điện giải bằng cách sử dụng nước đun sôi để nguội và kết hợp với gói điện giải Oresol. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, không dầu mỡ, dễ tiêu như cháo lỏng, nước canh súp, nước canh rau,… Có thể cho trẻ uống nước khoáng nhưng không được uống nước có ga.
Cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp Rota
Có thể cho trẻ sử dụng thuốc tiêu chảy để theo dõi thêm tình trạng trong 24 giờ. Khi trẻ có các dấu hiệu của mất nước nghiêm trọng như lòng bàn tay, chân lạnh, mắt trũng sâu, lờ đờ, thở gấp, da xuất hiện đốm đỏ li ti, không phản xạ khi bố mẹ gọi,… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được truyền dịch hồi phục cũng như thực hiện các xét nghiệm điều trị tiêu chảy Rota kịp thời.
5. Bệnh tiêu chảy Rota có lây nhiễm không?
Đối với virus Rota có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường nước hoặc có độ ẩm cao vì thế chúng tạo nên khả năng lây nhiễm tiềm ẩn cao. Chúng thường có trong thức ăn, nước uống hoặc bám trên tay chân, vật dụng trong nhà. Không chỉ có khả năng lây nhiễm cao mà virus Rota còn có tốc độ xâm nhập nhanh đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện ở trẻ em.
6. Cách phòng bệnh tiêu chảy Rota ở trẻ
6.1. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày
-
Ăn chín uống sôi là tiêu chí hàng đầu để phòng bệnh tiêu chảy Rota.
-
Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn kém vệ sinh.
-
Nên tiệt trùng bình sữa, dụng cụ ăn uống của trẻ bằng nước sôi hoặc máy tiệt tùng chuyên dụng trước khi ăn uống.
-
Vệ sinh khu vực sinh hoạt, đồ chơi của trẻ thường xuyên để tránh virus Rota có thể bám trên bề mặt.
-
Thường xuyên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất hoặc các loại men vi sinh để tăng đề kháng cho hệ tiêu hóa của trẻ.
6.2. Sử dụng vaccine để phòng bệnh
Ngoài các biện pháp phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hàng ngày thì virut Rota vẫn có cơ hội xâm nhập và tạo ra triệu chứng tiêu chảy Rota. Đặc biệt do hệ miễn dịch còn yếu cũng như hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện thì tỷ lệ bệnh nặng cao hơn so với người lớn.
Vaccine là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rotavirus
Hiện nay, uống vaccine phòng tiêu chảy do virut Rota đã được Việt Nam triển khai phổ biến thông qua gói tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê thì loại vaccine này đã giảm hơn 84% số trẻ mắc bệnh chuyển biến nặng và giảm đến 85% tỷ lệ tử vong.
Chính vì thế các tổ chức y tế thế giới khuyến cáo cho trẻ sử dụng vaccine phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rota càng sớm càng tốt. Nên cho trẻ sử dụng vaccine vào thời điểm 6 tuần tuổi hoặc trước 6 tháng tuổi để đảm bảo phát huy tốt khả năng phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rota cho trẻ.