Triệu chứng của COVID – 19 và các loại cúm đều khá giống nhau tuy nhiên lại khác biệt về cách thức lây nhiễm.
COVID-19 và virus cúm giống nhau như thế nào?
Thứ nhất, virus COVID-19 và cúm đều giống nhau về triệu chứng ở đường hô hấp, từ không có biểu hiện cho đến biểu hiện nhẹ, nặng và có thể chuyển thành tử vong.
Thứ hai, cả hai loại virus này đều có thể lây nhiễm qua tiếp xúc, giọt và vật truyền trung gian. Do đó, các biện pháp như vệ sinh tay, che miệng khi ho bằng khăn giấy có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm.
Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay chứa cồn sẽ giúp giảm thiểu khả năng lây lan của virus bao gồm cả COVID-19 & virus cúm
Sự khác nhau giữa COVID-19 và virus cúm
Về tốc độ lây lan
So với vi rút COVID-19, virus cúm nói chung có thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện triệu chứng) và khoảng thời gian nối tiếp (thời gian giữa các ca mắc liên tiếp) ngắn hơn.
Với COVID-19, thời gian nối tiếp là 5-6 ngày, trong khi virus cúm là 3 ngày. Do đó, cúm có thể lây lan nhanh hơn COVID-19.
Ngoài ra, với virus cúm, 3 – 5 ngày đầu sau khi nhiễm (bất kể người bệnh có triệu chứng hay không) chính là thời điểm virus lây nhiễm nhanh nhất. Trong khi với COVID – 19, khoảng thời gian 1 – 2 ngày đầu sau khi nhiễm không phải tác nhân chính tạo nên sự lây lan.
Bên cạnh đó, với COVID – 19, trẻ em cũng ít bị ảnh hưởng hơn người lớn. Các dữ liệu nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng, trẻ em (nhóm 0 – 19 tuổi) có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp. Ngoài ra, nghiên cứu về lây nhiễm trong các gia đình tại Trung Quốc cũng cho thấy trẻ em bị nhiễm bệnh từ người lớn, thay vì ngược lại.
Về triệu chứng
Các triệu chứng bệnh khá giống nhau như đau họng, mệt mỏi và ho khan có thể cùng xuất hiện ở những bệnh nhân bị cúm, cảm lạnh thông thường, dị ứng và COVID-19. Điều này khiến không ít người bệnh chủ quan, bác sĩ cũng khó chẩn đoán chính xác nếu không làm xét nghiệm cụ thể.
Tuy nhiên, theo trang Business Insider, người bệnh COVID-19 thường không bị sổ mũi hay hắt hơi nhiều.
Có thể phân biệt COVID-19 với bệnh cảm lạnh thông thường, dị ứng và cúm qua 3 triệu chứng biểu hiện phổ biến và rõ ràng nhất là sốt, ho khan và khó thở. Trong đó, khó thở chính là triệu chứng không liên quan với cảm lạnh hay cúm, mặc dù khá phổ biến với các chứng dị ứng.
Nếu bạn bị hắt hơi hay sổ mũi, nhiều khả năng bạn không bị COVID-19. Cúm có xu hướng gây cảm giác đau nhức khó chịu trong cơ thể hoặc mệt mỏi hơn COVID-19. Virus COVID – 19 sau khi xâm nhập cơ thể sẽ tác động trước tiên tới phổi và thường gây sốt, ho khan, khó thở.
Bảng so sánh các triệu chứng của COVID-19 so với các bệnh phổ biến khác
Triệu chứng |
COVID-19 |
Cảm lạnh thông thường |
Cúm |
Dị ứng |
Sốt |
Phổ biến |
Hiếm |
Phổ biến |
Đôi khi |
Ho khan |
Phổ biến |
Vừa phải |
Phổ biến |
Đôi khi |
Khó thở |
Phổ biến |
Không |
Không |
Phổ biến |
Đau đầu |
Đôi khi |
Hiếm |
Phổ biến |
Không |
Đau nhức khó chịu trong cơ thể |
Đôi khi |
Phổ biến |
Phổ biến |
Không |
Đau họng |
Đôi khi |
Phổ biến |
Phổ biến |
Không |
Mệt mỏi |
Đôi khi |
Đôi khi |
Phổ biến |
Đôi khi |
Tiêu chảy |
Hiếm |
Không |
Đôi khi |
Không |
Sổ mũi |
Hiếm |
Phổ biến |
Đôi khi |
Phổ biến |
Hắt hơi |
Không |
Phổ biến |
Không |
Phổ biến |
Về độ mức độ tổn thương
Mặc dù 2 loại virus có một số triệu chứng khá tương đồng, tuy nhiên mức độ tổn thương lại khác nhau.
Đối với COVID-19, dữ liệu cho đến nay cho thấy 80% trường hợp nhiễm trùng là nhẹ hoặc không có triệu chứng, 15% là nhiễm trùng nặng – cần oxy và 5% là nhiễm trùng nghiêm trọng – cần phải thở máy. Tỉ lệ số ca nhiễm trùng nặng và nghiêm trọng sẽ còn có thể cao tỉ lệ nhiễm cúm.
Trong khi những người có nguy cơ nhiễm cúm nặng nhất là trẻ em, phụ nữ có thai, người già, những người có bệnh nền mãn tính và những người bị ức chế miễn dịch thì đối với COVID-19, hiện tại, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng nặng cao nhất.
Đặc biệt, tỷ lệ tử vong do COVID – 19 cao hơn so với cúm, đặc biệt là cúm theo mùa. Dữ liệu cho đến nay cho thấy tỷ lệ tử vong là từ 3-4%. Đối với cúm theo mùa, tỷ lệ tử vong thường dưới 0,1%.